Độc đáo món bánh tét miền Tây

Nói đến bánh tét miền Tây hầu như ai cũng biết, nhưng biết về sự độc đáo đa dạng của nó thì lại hiếm người. Có lẽ chỉ có ẩm thực Nam Bộ nói chung, ẩm thực miền Tây nói riêng mới có được những tinh hoa này.

Ẩm thực miền Tây vô cùng phong phú, đa dạng. Từng món ăn đều mang những hương vị đặc trưng và tính cầu kỳ riêng. Trong ngày lễ, tết người ta thường hay làm những loại bánh ngon, dan dã để cúng tổ tiên như bánh lá dừa, bánh ít,… trong đó không thể thiếu món bánh tét miền Tây đặc trưng.


Món bánh đa dạng màu sắc

banh-tet-mien-tay-01
Bánh tét miền Tây cổ truyền

Thông thường, bánh tét miền nam thường ăn gần giống bánh chưng miền bắc. Cũng làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt heo… chỉ có kiểu dáng làm thì khác nhau.
Tuy nhiên, để thêm phần đặc biệt, mới mẻ đẹp mắt, người ta thêm vào đó những màu sắc khác nhau. Nếu vối nhân đậu xanh thông thường thì bánh chỉ có màu vàng và màu xanh nhẹ của lá chuối ngấm ra. Bây giờ, trước khi làm bánh,  người ta ngâm gạo với nước lá dứa, lá cẩm cho mang màu đặc trưng lá lứa thì cho bánh màu xanh ngắt, lá cẩm thì cho bánh màu tím sẫm. Nhìn rất đẹp mắt.

Đậm đà nhiều hương vị

Banh_Tet_La_Mien_Tay
Độc đáo món bánh tét đón tết của người Miền Tây

Ăn một kiểu hoài thì chán. Để làm phong phú hơn cho ẩm thực miệt vườn, món bánh tét miền Tây được biến tấu với nhiều kiểu nhân và kiểu gia vị khác nhau. Người ta thêm vào đó là nhân dừa với đậu xanh, nhân đậu xanh, đậu đen, nhân chuối, nhân thập cẩm…
Bánh hầu hết đều có vị ngọt, số ít để mặn, người ta cũng ít làm nhân thịt đi vì để không được lâu. Việc cho thêm lá dứa vào sẽ làm chiếc bánh có mùi vị thơm ngon hơn nhiều.

Độc đáo bánh tét nhân chữ

banh-tet-chu-mien-tay
Độc đáo bánh té nhân chữ miền Tây

Thú vị hơn, người ta còn sáng tạo ra kiểu bánh tét độc đáo, khi cắt khoanh bánh ra, bên trong sẽ hiện ra những chữ cái, ghép lại thành những từ có nghĩa như phúc, lộc, thọ… tùy theo yêu cầu làm chữ gì.
Kiểu bánh này xuất hiện đầu tiên ở Bến Tre, khiến nhiều nguồi vô cùng thích thú, giá mỗi cặp bánh có chữ lên đến vài trăm ngàn, làm phong phú thêm cho ẩm thực miền Tây.

Loại bánh này vừa độc đáo về kiều dáng lại vừa có màu sắc thú vị. 2 loại gạo ngâm với lá cẩm, lá dứa, nấu lên. Khi gói, để 1 lớp xôi xanh ở ngoài, đến lướp màu tím, nhân đậu xanh mang tán nhuyễn, ép chặt rồi cắt thành hình chữ cái rồi xếp vào trong cùng. Sau đó gói bánh lại cho chặt, cần khéo léo để nhân chữ không bị gãy nát.

Mỗi chiếc bánh mang một ý nghĩa

banh-te-chu-mien-tay-2
Bánh tét chữ miền Tây được ưa chuộng trong dịp Tết

Chiếc bánh tét miền Tây có nhân các chữ cái vô cùng ý nghĩa và chứa đựng sự may mắn. Trong năm mới, được tặng chiếc bánh như thế này thì vui cả năm vì khi ghép các chữ cái lại với nhau sẽ ra các từ, câu chúc vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa.
Bánh người ta vẫn luộc lên như bình thường, đem cúng tổ tiên hoặc biếu người thân, bạn bè. Mỗi chiếc bánh làm ra là sự kỳ công và sự tinh tế trong đó, người nhận bánh sẽ nhận được tình cảm, yêu thương ngập tràn.

Nếu bạn muốn sở hữu những chiếc bánh tét thú vị đó, hãy ghé thăm những ngôi làng nhỏ khi du lịch miền Tây. Đặc biệt ở Bến Tre, người ta làm rất nhiều, có gia đình có truyền thống làm bánh tét miền Tây lâu đời. Khám phá, tìm hiểu về ảm thực miền Tây bạn sẽ thấy được nhiều điều bổ ích và lý thú.

Thu Thủy

Leave a Reply