Sương sáo miền Tây

Mấy mươi năm xa quê lên thành phố, giữa ồn ào phố chợ, ký ức tuổi thơ tôi vẫn còn nghe vẳng xa tiếng rao trưa “ai sương sáo hơ …”,chắc các bạn đã từng một lần thử món sương sáo ở khắp mọi nơi nhưng ít ai biết được ngồn gốc nó là ở đâu tôi có thể kể cho các bạn nghe về xuất sứ của món ăn này.

kinh-nghiem-du-lich-mien-tay-2
Dòng sông quê tôi con nước lớn, nước ròng mỗi bữa. Miệt Thới Thạnh, Ô Môn – vùng quê đặc trưng sông nước, miệt vườn, xứ ruộng miền Tây. Đường quê, nơi tôi hàng ngày đi học ngoài chợ huyện rợp bóng mát cây xanh, cắt khúc bởi những dòng sông, con kinh, con rạch nhỏ, được nối nhịp bằng những cây cầu dừa, cầu khỉ lắc lẻo bắc qua. Đó là không gian nô đùa, lặn hụp của bọn trẻ con xứ tôi những buổi trưa hè; cũng là “thị phần truyền thống” của những người bán sương sáo dạo quê tôi. Nơi đó, hàng ngày chiếc ghe tam bản bán sương sáo của bà Sáu Sa đi qua, ghé lại bến sông hay tấp vô cột cầu khỉ làm bằng mấy cây dừa gãy đọt để bán những chén sương sáo mát ngọt như đường phèn cho những đứa trẻ nhà quê chúng tôi.

DSCN1850
Sương sáo là thạch đen, một loài thực vật thuộc chi thủy cẩm, tên khoa học là Mesona chinensis Benth, có nhiều ở khu vực Đông Á. Chuyện bên Tàu, hay Triều Tiên, Nhật Bản, tôi không rõ, chỉ biết loài này có ở xứ tôi từ đời nào và là một phần ký ức tuổi thơ của người dân miền Tây.

hinh (54)

Cây sương sáo cao ngang đầu gối người lớn, lá màu xanh, 2 mặt có lông, mép lá hình răng cưa. Để chế biến món sương sáo, người ta lấy lá vò nát ra nước hoặc dùng cả thân cây kèm lá xay thành bột, lọc lấy nước, thêm ít bột gạo, bột nếp vào rồi nấu chín, để nguội trong các diệm sành thành ra món keo mềm, đặc sệt màu đen… là món sương sáo. Ăn sương sáo phải kèm nước đường thắng, thêm chút hương dầu chuối thơm thanh, kèm ít nước đá lạnh. Nghe người lớn nói, ăn sương sáo không chỉ để giải khát, để thỏa thích mà còn có tác dụng hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp.
Trước đây, cây sương sáo chủ yếu mọc hoang. Nay có người trồng chuyên canh, bán nguyên liệu cho Đài Loan, Trung Quốc. Nhờ vậy mà có hộ thoát nghèo nhờ cây sương sáo. Nhưng khi nhiều người bắt chước trồng theo, có năm bán không được, ứ đầu ra thì lỗ nặng. Thì ra, phận cây sương sáo mấy mươi năm vẫn còn long đong như tiếng rao người bán dạo năm xưa vẫn còn đong đưa trong trí nhớ tuổi thơ tôi một thời bảng lảng.

 

Leave a Reply